![]() |
Chúng tôi xây căn nhà nhỏ cuối đời vào năm 2004, và dự trù nghỉ hưu sẽ về đây ở, nhưng vào giờ chót thì vì sự nghỉ hưu của tôi có chút đỉnh trở ngại ngoài ý muốn của tôi; nên vợ chồng tôi tiếp tục làm việc ở Minnesota thêm 3 năm nữa. Căn nhà mới tinh của chúng tôi đành phải cho thuê, và em trai tôi, Lê Văn Mỹ, phụ giúp chúng tôi trong việc điều hành việc cho thuê căn nhà trong thời gian tôi còn ở xa.Cây hồng dòn vào mùa đông
![]() |
Mùa Xuân tới là lúc muôn hoa đua nở, cây cối đâm trồi nẩy lộc, mang tới sức sống cho thiên nhiên |
Vào tháng 6 năm 2006, chúng tôi nhờ em gái tôi và em rể, La Phước và La Kim, giúp chúng tôi trồng các cây ăn trái chính gồm 3 cây, là các cây cam, cây lê tàu và cây hồng dòn ở sau vườn của căn nhà. Vợ tôi cứ nhắc các em tôi là mua các loại cây đắt tiền hơn một chút như cây hồng thì phải là hồng dòn và loại lớn (Giant Persimmon Tree) mới chịu, đắt hơn một chút cũng được (khoảng $15.00 lận)!
![]() |
Nhìn những trái hồng nặng trĩu trên cây ma ham thích! |
![]() |
Còn xanh nhưng mỗi ngày vẫn được bà chủ ngắm nghía và nói chuyện với cây, với trái. |
Được biết hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng tế
cao, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất. Hồng là cây ưa sáng chịu hạn hán.
Chim và sóc đã bắt đầu "ăm trộm" rồi! |
![]() |
Các bạn tôi dù không biết ăn trái nầy vẫn xin về để khoe thiên hạ! |
Khi chúng tôi về sống hưu trí ở căn nhà nầy thì tôi dồn sự chăm sóc đúng mức theo các cách chỉ dẫn của các “bạn già” hưu trí ở đây. Trong năm 2009 là năm đầu tiên nên cây hồng dòn nầy được chủ chăm sóc đúng mức, nhưng sự thu hoạch không có gì đáng kể. Tất cả hy vọng đều dồn vào năm sau 2010. Tôi theo dõi cây trồng của mình tương đối thường xuyên và nhận thấy: Vào tháng 12 dương lịch nên cây hồng dòn trụi lá, không còn một nhánh màu xanh nào trên cây cả, và chúng tôi bắt đầu tỉa cây lại cho đẹp với hy vọng năm sau cây sẽ phát triển xum xuê hơn. Trong thời gian cây hồng dòn “đứng ngủ” như vậy thì chúng tôi mua phân về bón gồm hai loại, phân động vật và phân Vigoro dành cho cây ăn trái, chanh, quít, cam… Chúng tôi có tưới nước nhưng vừa phải, theo lời hướng dẫn của nhiều người bạn thân có kinh nghiệm từ Texas, California, Virginia.
Khoảng 2 tháng 3 năm sau
thì cây bắt đầu ra nụ và lần lượt các lá non xanh tươi trổ rộ ra, đem lại sự
sống cho toàn bộ cây hồng dòn. Và khoảng 10 tháng 4 thì trên cây đã bắt đầu đơm
bông, tôi đếm sơ qua cũng thấy trên 500 bông, thấy như vậy thì mừng lắm nhưng
còn bông có đậu được không và còn lại bao nhiêu, đó là chuyện khác!
Vị ngọt của trái hồng rất
đặc biệt, ăn mãi không biết chán, và ăn xong không thấy khát
nước.
![]() |
Nhìn thì mê lắm, cố gắng đậu nhiều trái nhe cây! |
![]() |
Que será será... What will be, will be. |
Những lời khuyên sau đây
do các bạn email cho tôi, xin đăng ra đây để chúng ta cũng lưu ý:
![]() |
Trái hồng chín rục là lúc ăn ngon nhất, mềm và ngọt nhất... Ngon quá phải không quý bạn. |
2.- Không nên ăn luôn vỏ
vì lớp vỏ trái này quy tụ rất nhiều "tannin" ( mủ ), gây tác hại nói
trên.
3.- Không ăn tráng
miệng trái hồng (dessert) sau khi ăn cua, tôm, cá hoặc thực phẩm có high
protein. Theo Đông y, trái Hồng và cua (hải sản) thuộc Hàn (âm khí, "lạnh
bụng").
4.- Tiểu đường, phải
tránh ăn trái hồng. Độ đường trái này cao 10.8% mà là loại đường "ăn
hại" (surcose, fructose, glucose, tuy rằng Glucose (đường) vẫn rất cần
thiết cho tế bào), sẽ bị tăng đường trong máu (Hyperglycemia).
5.- Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Không tiêu hóa các khoáng chất thì cơ thể bị thiếu khoáng chất. Chung quy là không nên ăn qúa 200 grams trái hồng mỗi ngày.
Nhiều người bạn Việt Nam có
vườn sau rộng và thích trồng cây hồng dòn, vậy chúng ta nhớ phổ biến tin này cho
nhau.
Lê Châu An Thuận
No comments:
Post a Comment