Cô bạn tôi
huyên thuyên kể chuyện đi về thăm Việt Nam:"Vịnh
Hạ Long đẹp quá chừng. Như là bức tranh
vậy. Sao lâu quá sao T. không về thăm
Việt Nam? Đi một chuyến cho biết!" Tôi mỉm cười đáp:"Em không về nữa đâu, còn Cộng Sản là em không về". Cô bạn như biết đụng phải chổ nọc của tôi
liền nhỏ nhẹ khuyên:" Đã là quá khứ rồi thì phải forget
and forgive".
![]() |
Trung tâm thành phố Saigon trước năm 1975 |
Tôi cũng thường tự hỏi chính mình như vậy. Chiến tranh đã trôi qua 32 năm rồi. Năm 1975, tôi và đám bạn chỉ mới 7 tuổi thì có gì đâu mà phải “forget” huống chi là “forgive”. Như bao nhiêu đứa trẻ lớn lên hoặc sinh ra sau năm 75, bản thân của tôi đâu có tham gia trong cuộc chiến. Đâu có bị đi tù hay bị thương tật gì để mà khư khư cố chấp ôm lấy hận thù. Cuộc chiến đó đối với thế hệ chúng tôi là một hình ảnh mờ nhạt mà chúng tôi chỉ biết qua sách vở hay phim ảnh. Vậy thì tại sao?
Xin thưa, tôi làm sao quên được khi ngày nào dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, cái nghèo, cái đói vẫn còn, vẫn đang, và vẫn sẽ mãi đeo đuổi người dân Việt Nam. Tôi xót xa vì sau 32 năm, người dân tôi vẫn khổ, vẫn nghèo. Như ông Huỳnh Văn Lang trong bài “Tiếng Dân” đã phân tích. Lợi tức bình quân mỗi đầu người (annual per capita) là 600 đô. Nhưng đối với nông dân thì con số thật sự là 250 đô. “Bình quân đầu người (per capita income), VN đứng thứ 140, chỉ trên nước Phi Châu đen và mươi cù lao Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương”. Mặc dù chiến tranh đã chấm dứt bao nhiêu năm qua, nhưng đất nước tôi vẫn còn tụt hậu lắm. “Nếu nhìn tổng quát, trong khối Asean này, Việt Nam chỉ hơn được Cambodia, Myanmar và Lào về giá trị tổng sản lượng! Theo ước tính của quỹ tiền tệ Quốc Tế, cho dù phát triển với nhịp độ cao hiện nay, Việt Nam cũng phải mất 18 năm để bắt kịp Indonésia, 34 năm đối với Thái Lan và 197 năm đối với Singapore”. (“Việt Nam 2006: Những Câu Hỏi về Đổi Mới Kinh Tế và Dân Chủ, Hoàng Ngọc Yến) sự chênh lệch giàu nghèo giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị không những vẫn còn đó mà còn nhiều hơn bao giờ hết. Báo chí trong và ngoài nước không ngừng phanh phui những chuyện ăn hối lộ, lối sống giàu có, xa hoa của giới nắm quyền cộng sản. Như Bùi Tiến Dũng vung vảy hàng chục ngàn USD trong cá độ mà không hề run tay. Còn với “dân ngu cu đen” thì sao? Nghèo thì vẫn tiếp tục “tái nghèo”. Hậu quả của cuộc chiến tranh chống Mỹ-Ngụy chắc cũng không đến nỗi kéo dài như vậy chứ, thưa các nhà lãnh đạo đất nước?
![]() |
Phi trường Tân Sơn Nhất hiện tại |
Là người
Việt Nam tôi thấy đau lòng và tủi nhục khi những nét đẹp đạo đức, tình người
của 4000 năm văn hiến bị sụp đổ một cách thảm hại. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín thì được thay thế
bằng tiền, và gian dối. Cuộc sống khó
khăn khiến cho đạo đức suy đồi, và nhân phẩm con người cũng theo đó mà đi
xuống. Theo báo cáo của Bộ Lao Động Thương
Binh Xã Hội trong nước, “trong những năm gần đây (từ 1999 đến 2005), tỷ lệ gái
mãi dâm dưới 16 tuổi vào năm 1999 chỉ mới chiếm 0.6%; dưới 18 tuổi là 9.8%; 57%
là trong độ tuổi 18-25, trong đó 70% là học sinh, sinh viên. Đến năm 2000, tỷ lệ dưới 18 tăng vọt thành
13% đối với Hà Nội, và 18.4% với thành phần Saigòn, nghĩa là gấp rưỡi đến gấp
đôi thời kỳ năm trước. Từ năm 2001 đến
nay tỷ lệ này còn đáng yêu hơn. 75.8%
sinh viên, học sinh hành nghề mãi dâm tại các nhà hàng, khách sạn”. (Hà Nội Mùa Này Lắm Những Cha Nuôi, Nguyễn
Thái Hoàng, Hà Nội 8/3/2006). Chưa bao
giờ trong lịch sử Việt Nam mà tỉ lệ mãi dâm cao như vậy. Hình ảnh những đứa trẻ 5, 6 tuổi bị bán vào
động mãi dâm, những cô gái Việt Nam bị bắt ngồi trong lồng kính rao bán như một
món hàng, khiến tôi cảm thấy nhục nhã, chua chát trào lên một sự căm phẩn không
thể “quên” được. Than ôi, “Mỹ
cút Ngụy nhào” cách đây 3 thập niên rồi, không lẽ tàn dư của họ sống dai
đến vậy sao?
![]() |
Hàng Không Việt Nam Cộng Hòa |
Gần đây nhà
cầm quyền Cộng Sản đã không ngừng kêu gọi người Việt tại hải ngoại hãy “quên bỏ thù hận quá khứ”, “hòa hợp hòa giải dân tộc”, “đóng góp xây dựng đất nước”. Họ kêu gọi như vậy thì cũng phải! Bởi vì theo báo cáo thường niên năm 2006 của
Ngân hàng Phát triển Châu Á, các cân xuất nhập ngoại tệ thiếu hụt vẫn trong
vòng mức kiểm soát được là nhờ thu nhập từ khách du lịch và phần lớn khoảng 3.5
tỷ Mỹ kim là chuyển ngân từ bên ngoài của công nhân “xuất cảng lao động” và
Việt kiều. (“Việt Nam 2006:
Những Câu Hỏi Về Đổi Mới kinh Tế và Dân Chủ, Hoàng
Ngọc Yến). Tuy nhiên, theo những gì tai
nghe mắt thấy, tôi cho rằng nhà cầm quyền Cộng sản chỉ “hòa hợp hòa giải” với
cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại trên phương diện du lịch, gởi tiền hoặc mang
tiền về Việt Nam làm ăn mà thôi. Nhưng
nếu bà con Việt kiều có thắc mắc về đường lối lãnh đạo của họ, thì như ông Võ
Văn Kiệt đã hăm doạ: “Các anh hãy im đi
cho chúng tôi làm việc, nếu không đảng cộng sản sẽ không chế các anh”. Nhiều người tỏ vẻ thức thời khuyên tôi về
Việt Nam chơi thôi đừng làm chính trị thì đâu có sao. Khổ nổi, hơn mấy mươi năm ở Mỹ, bơ sữa,
hamburger thấm vào máu thịt cũng như tự do ngôn luận đã trở thành tự nhiên như
hít thở không khí vậy. Do đó kêu tôi
ngậm miệng, giả bộ làm ngơ hay “quên”
đi những bất công, đàn áp đang diễn ra nhan nhản trên quê hương tôi thì thiệt
là khó khăn. Hiện thực sờ sờ trước mắt,
có phải là dĩ vãng gì đâu mà “quên’
cho được. Thôi thì là không về, để
khỏi chướng tai gai mắt.
|
![]() |
Các cô gái đang chờ đàn ông Đài Loan chọn làm vợ |
Tôi viết bài
này không đứng trên quan điểm của một người quốc gia hay cộng sản. Nếu là người Việt có lương tri, chúng ta
không thể “forget” những đau thương,
tủi nhục mà nhà cầm quuyền cộng sản đã gây ra trên quê hương Việt Nam từ sau
năm 1975 đến nay. Chúng ta càng không
thể sống bàng quang, thờ ơ xem như không có chuyện gì xảy ra trên đất nước
mình, với đồng bào mình. Lại không thể
sống ích kỷ, dửng dưng và thản nhiên trước những cảnh bất công, đàn áp đang xảy
ra hàng ngày trong nước. Trong khi thế
hệ đi trước, cộng sản hay quốc gia đang vướng mắc bởi một dĩ vãng thù hận. Hoặc tranh cãi có “Cần Ra Khỏi Cánh Rừng Quá
Khứ” như ông Nguyễn Văn Lục đã viết, thì tôi đơn giản nghĩ rằng, kẻ có tội với
dân tộc không hề cho là mình có tội. Họ không
thể tự đấm vào ngực lớn tiếng nói rằng: “Lỗi
tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Lại
càng cố chấp không công khai nhận tội, huống chi nói đến ăn năn, hối lỗi xin
được tha thứ. Vậy thì tại sao chúng ta
phải loay hoay, lung túng trong nan đề:
forget and forgive, há chẳng phải nực cười lắm ư?
Lê Châu Thanh Tuyền
No comments:
Post a Comment